DUYÊN KỲ LẠ GIỮA ANH TIN VÀ ÂM NHẠC CHOPIN
DUYÊN KỲ LẠ GIỮA ANH TIN VÀ ÂM NHẠC MANG TRUYỀN THỐNG CHOPIN
Có nhiều cái nhân duyên thật đến lạ kỳ. Hồi đó, trong các tác giả cổ điển, mình thích nhạc Chopin, nên tải một số bài về nghe, sẵn tải các bài ấy vào một cái iPod mini cho anh Tin con trai chúng mình mang theo đi nghe trên xe bus trên đường đi học và về nhà (thời ấy tụi mình còn ở Quận 3, ảnh học trung học cơ sở ở tận Quận 7, đường đi xa lắm). Ảnh nghe riết, nhập tâm với âm nhạc Chopin hồi nào không hay.
Rồi cái, ba ảnh đi công tác ở Ba Lan, có đến thăm nhà lưu niệm lúc sinh thời của Chopin, mang về cho ảnh một tượng chân dung Chopin, đặt trên đàn piano ở nhà. Bức tượng này đi theo ảnh suốt những năm ảnh sang Anh học trung học phổ thông, để rồi những khi buồn bã, cô độc, nhớ nhà… âm nhạc Chopin đi theo ảnh làm bầu bạn.
Từ nghe đến mong muốn tự chơi, ảnh bắt đầu tự mày mò, tập đàn các bản nhạc của Chopin, và còn hơn thế nữa, tìm các sách về Chopin mà đọc. Ở trong một quyển sách viết về cuộc đời Chopin, ảnh đọc được về một người học trò của ông, Carl Filtsch, vốn là một tài năng trẻ kiệt xuất, chỉ tiếc đã qua đời quá trẻ – lúc 15 tuổi, vì bệnh lao phổi. Đọc và cám cảnh cho người tài vắn số, trong thời gian ảnh còn ở Việt Nam học online, trong chuyến đi phục vụ đoàn Đại cộng hưởng Tây Ninh năm 2021, ảnh nói với mình: “Sao con muốn cầu nguyện cho anh học trò vắn số này của Chopin quá mẹ!” Mình nói, khi con sinh lòng cảm thương cho một con người và muốn cầu nguyện cho người ấy, con cứ làm đi.
Từ sau lời cầu nguyện trên Núi Bà Đen Tây Ninh ngày ấy, Tin bảo, con đã cảm giác có một sợi dây liên kết với bạn Filtsch này. Khi Tin lên mạng tìm hiểu, thì Tin tìm ra được tác phẩm này, Konzertstück cung b-moll, một tác phẩm được tính là ‘ít người biết đến’, vì mới chỉ được tìm ra sau này, thậm chí, ngay trong quyển sách đầu tiên Tin được đọc có nhắc đến tên người học trò Carl Filtsch, tác giả sách cũng không biết đến tác phẩm này để đưa vào sách. Khi Tin bấm nghe thử tác phẩm này, ảnh phát hiện ra ảnh rất thích nghe. Ảnh nói, “Con muốn Filtsch được mọi người biết nhiều hơn, vì con không những con không muốn bạn ý bị lãng quên, mà còn muốn âm nhạc theo truyền thống của Chopin được sống mãi theo một cách khác, thay vì chỉ chơi đi chơi lại những bản nhạc người ta đã nghe nhiều của Chopin.” Và hơn thế nữa, “Việc chơi tác phẩm này cũng là một sự tri ân con dành cho Chopin, vì Konzertstück của Filtsch dựa trên tác phẩm Concerto cung e-moll, op.11 của Chopin – tác phẩm mà con thích nhất (cũng là tác phẩm mà Filtsch dành phần lớn thời gian học với Chopin ở Paris).”
Từ nguyện vọng biến thành hiện thực. Bước vào năm học thứ ba chuyên ngành âm nhạc tại Đại học York, Tin được yêu cầu phải tìm được một tác phẩm đủ khó để biểu diên và thi cuối khóa, tuy răng biểu diễn piano cũng không phải là chuyên ngành chính của Tin. Và em ấy đã chọn tác phẩm Konzertstück của Filtsch. Em tập ngày tập đêm, tập với một sự tha thiết và tình yêu kỳ lạ với tác phẩm này. Đến nỗi, mình cười cười, nói nửa đùa nửa thật với anh xã mình, có lẽ trong tâm thức Tin có một phần nào đó của cậu bé Filtsch ngày xưa đó, và vì cậu bé ấy đã mất sớm trước khi kịp biểu diễn tác phẩm lớn đầu tay này của mình (Filtsch sáng tác tác phẩm này năm cậu ấy mới có 13 tuổi), nên trong lòng cậu vẫn còn đau đáu ước vọng tác phẩm của mình được biểu diễn. Và thế là, khi nhân duyên hội tụ, Tin tìm ra cậu ấy, nguyện cầu và ‘cảm nhận sự liên kết’ với cậu ấy – dẫu hai chàng trai trẻ sống cách nhau có hơn hai thế kỷ, bằng mọi giá, tác phẩm này đã được trợ rất nhiều duyên lành, từ sự ủng hộ của thầy cô, đặc biệt là thầy hướng dẫn em môn Chỉ huy dàn nhạc, Thầy John Stringer, cùng với sự hỗ trợ hết lòng của 39 người bạn cùng trường tham gia trong dàn nhạc thính phòng, nhiều bạn còn không phải là sinh viên khoa Âm nhạc, mà vẫn thể hiện ở một chất lượng đáng nể. Một số bạn trong dàn nhạc thính phòng còn là những người bạn thân thiết của Tin ngoài đời, như Jack, Holly, Nick, Bethan…
Để rồi tối 15/2/2023 vừa qua, Tin đã có một phần biểu diễn khá đầy đặn tác phẩm này cùng Thầy và các bạn tại phòng hòa nhạc của trường. Đêm đó mình còn ở Bồ Đề Đạo Tràng đất Ấn Độ, đáp máy bay về đến nhà, xem lại phần biểu diễn của con qua đoạn video livestream của trường, xúc động muốn rưng rưng. Anh xã mình tua đi tua lại xem cả chục lần, nói mẹ nó à, hồi tụi mình sang thăm nó, được nó dẫn vô trường đánh thử cho nghe vài đoạn, đâu nghĩ khi ráp vô cùng dàn nhạc, nó… hoành tráng và nghe hay dữ vậy, há mẹ :)))
Mình chỉ muốn nói, con trai à. Quả ngọt nho nhỏ ngày hôm nay, mẹ đã cảm nhận được từ lâu, từ những ngày con còn lo lắng đến mất ăn mất ngủ, làm sao để chuyển tải cho trọn vẹn tinh thần mà bạn Filtsch của con muốn gửi gắm. Có một vài thứ khó giải thích bằng ngôn ngữ lắm. Chỉ hiểu rằng, khi ước vọng của một con người quá lớn lao, mà khi từ giã cõi đời ước mơ ấy chưa kịp thành hiện thực, thì nhiều khả năng, người ta sẽ bằng một cách nào đó, quay lại cuộc đời hoặc trao gửi ước vọng cho một người nào đó, hoàn thành giúp họ. Và như vậy, phần biểu diễn dễ thương này hôm ấy, nào có phải chỉ có mình con đơn phương biểu diễn piano đâu. Vũ trụ này, đôi khi ý nghĩa của nó vượt không gian hay thời gian, theo những cách thiệt là vi diệu, là như vậy.
Mình nói, bây giờ, khi phần biểu diễn đã trải qua trọn vẹn, mình mới xin phép con cho mẹ cắt đoạn phần biểu diễn của con đăng trên trang/kênh mẹ, để chia sẻ với các bạn bè trang mẹ được không. Thì ảnh đồng ý. Chỉ nói, con biết ơn Thầy hướng dẫn và những người bạn trợ con rất nhiều, nên mẹ thay con gửi lời tri ân Thầy và các bạn dùm con nha!
Được, con trai. Và, thế là, mọi người thương mến, link video phần biểu diễn của Tin, mình xin để ở dưới phần comment để những bạn nào quan tâm có thể click vào xem nhen!
Thương lắm!
(18.2.2023 – Quỳnh Hương & gia đình)
À, Tin là tên thân mật tụi mình gọi con trai ở nhà, còn tên chính thức của ảnh khi đi học và khi được in trong brochure đêm biểu diễn, là Nguyễn Lê Gia Toại (Tim Nguyen) nha cả nhà!
1/ The Composer and The Work:
A. About the Composer: Carl Filtsch (1830 – 1845), a Transylvania-Saxon composer. He studied with Chopin in Paris from November 1841 to April 1843, and was considered by leading Chopinologist Jean-Jacques Eigeldinger as ‘Chopin’s only student of real genius’.
B. About the Work: The Konzertstück in b-moll was composed when Filtsch was about 13-14 years old (1843-1844). The work had never been performed when Filtsch was alive, since he fell ill on the day of the performance (in the theatre wings) and departed this world more than a year later, whilst convalescing in Venice. The piece (thought to have been lost forever) was discovered by Polish-American musicologist Ferdinand Gajewski in the 1990s in Southern England, in the home of Filtsch’s brother’s descendant Joseph.
2/The Conductor:
John Stringer, who is also currently giving me lectures for the Conducting module. A total of 39 members in the University of York’s Chamber Orchestra, with the conductor, made my dream come true by accompanying the Konzertstück. Many of Orchestra members are not Music students; some ofthem are amongst my close friends (Jack, Holly, Nick, Bethan).
3/ The Progress:
I have been practicing the Konzertstück for about 1-2 hours on a daily basis, continuously from March 2022 (when I told John that I would be auditioning for this work) until the beginning of February this year (I auditioned on January 3, 2020). June 20, 2022). Meanwhile, the members of the Chamber Orchestra had less than a fortnight (from February 4, 2023) to practice their respective parts and rehearse with me (not to mention they had to cover the rest of the programme, including pieces by other composers such as Jean Sibelius, Jake Adams and Francis Poulenc, which was an hour and a half in total). I have a total of 5 rehearsals with my Chamber Orchestra friends and John.
4/ The reason why I got involved with Filtsch:
I got to know Filtsch when I read the biography ‘Chopin, Prince of the Romantics’ by Adam Zamoyski and felt the urge to delve into his life and his music, as Filtsch passed at a shockingly young age (four years prior to Chopin). From the moment I went to Bà Đen Mountain and prayed for Filtsch, I felt the connection with him, and when found out the Konzertstück online (The work was not mentioned in Zamoyski’s book since it has only been recently discovered), I immediately fell in love with the piece. I want Filtsch to be known to more people, because not only do I not want him to be forgotten, but I also want the Chopin tradition to live on in a rather different way, instead of only performing and hearing Chopin’s most famous works, over and over again. Performing this piece can also be regarded as an act of tribute to Chopin, since Filtsch’s Konzertstück was largely based on Chopin’s very own Piano Concerto in e-moll, op.11 – my most favourite piece (Filtsch also spent most of his time revelling in Chopin’s tutelage of this Concerto when he was in Paris).
Thank you very much for sharing with me the most wonderful moments!
Không có bình luận