Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-8650-2dca-29c8.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /var/www/vhosts/ledoquynhhuong.com/httpdocs/wp-includes/class-wpdb.php on line 2349

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-8650-2dca-29c9.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /var/www/vhosts/ledoquynhhuong.com/httpdocs/wp-includes/class-wpdb.php on line 2349

[Chuỗi bài: CHẤP NHẬN & CHUYỂN HÓA] TẬP 14: BỐN CÂU ‘MẬT CHÚ’ CHUYỂN HÓA NỖI SỢ THÀNH TÌNH THƯƠNG ✨

>
>
[Chuỗi bài: CHẤP NHẬN & CHUYỂN HÓA] TẬP 14: BỐN CÂU ‘MẬT CHÚ’ CHUYỂN HÓA NỖI SỢ THÀNH TÌNH THƯƠNG ✨
[Chuỗi bài: CHẤP NHẬN & CHUYỂN HÓA]
TẬP 14: BỐN CÂU ‘MẬT CHÚ’ CHUYỂN HÓA NỖI SỢ THÀNH TÌNH THƯƠNG ✨
Có bao giờ bạn thử quan sát mỗi ngày trôi qua, bầu trời sẽ trong trạng thái như thế nào không? Bạn sẽ thấy có khi bầu trời rất trong xanh, quang đãng, không một gợn mây, nhưng cũng không ít khi bầu trời rất nhiều mây. Cũng có nhiều ngày trên nền trời xanh là những áng mây trắng bồng bềnh, đẹp đẽ khiến ta muốn được bay bổng cùng mây. Nhưng đôi lúc bầu trời cũng xám xịt, u ám bởi những đám mây đen và che mất đi bầu trời trong xanh. Lúc bấy giờ, khi nhìn lên bầu trời, ta hoàn toàn không nhìn thấy bầu trời xanh. Nhưng thực chất, bầu trời xanh vẫn còn ở đó, đằng sau, bên trên tất cả những cụm mây mù u ám và mờ mịt kia. 🌥️
Bản chất của ta cũng giống vậy. Mỗi khi ta cảm thấy quá sợ hãi, tuyệt vọng, đau khổ,… ta sẽ quán tưởng rằng, những tác nhân đem đến cho ta những sự sợ hãi, khổ sở hay là tức giận đó, cũng chỉ rất tạm thời như những vầng mây xám kia. Còn lại, bản chất tốt đẹp, thanh tao giống như bầu trời xanh vẫn luôn nằm trên tất cả vầng mây đen và xám đó. Khi tập quán chiếu như vậy, lòng ta sẽ trở nên an lạc hơn. Khi tâm ta an lạc, khi đó, Tâm An vạn sự An.
Sư Ông Viên Minh cũng đã trích dẫn lại lời dạy của Đức Phật rằng: “Tất cả mọi nghịch cảnh xảy đến là để xem tâm ta phản ứng lại với nghịch cảnh đó như thế nào?”. Hòa thượng Tuyên Hóa cũng có nói một câu rằng: “Tất cả mọi việc xảy ra trong đời cho dù đẹp, dù xấu đều chỉ là những ‘bài khảo’ mà thôi”. Mà ‘bài khảo’ thì có thật đâu, nó chỉ là đề bài cho chúng ta nhìn nhận và tìm ra cách giải, qua đó chúng ta sẽ lĩnh hội được những bài học rất xứng đáng ngay trong chương đời này và học cách để vượt qua và có những bước tăng tiến nhất định về mặt trưởng thành, về mặt tâm thức, về mặt con người,…
Khi ta hiểu được điều này, ta sẽ luyện cho tâm mình an tĩnh đối với tất cả những tác động của ngoại cảnh xảy ra xung quanh mình. Tâm an vạn sự an, không có nghĩa là cuộc sống của ta sẽ không có biến động nhưng ngay cả trong hoàn cảnh biến động đó, tâm ta vẫn giữ được những nhịp đập nhẹ nhàng, ta vẫn mỉm cười được với cuộc sống, đó là khi ta bắt đầu có được những sự an tĩnh nhất định. Đức Phật cũng đã từng dạy rằng: “Khi định tâm có, tuệ giác sẽ sinh”. Hòa thượng Thích Thiện Hoa, một trong những Đại lão Hòa thượng có sự đóng góp rất lớn trong sự phát triển của Phật giáo tại Việt Nam, Ngài cũng đã có một câu nói rất kinh điển rằng: “Khi ta tìm thấy được sự an lành nơi mọi chuyện bất an, thì khi đó, cuộc sống của ta bắt đầu đẹp”. Ở đây, ta cần phải thực tập để làm sao cho tâm mình an trụ, nhìn thấy rõ bản chất của bầu trời xanh, bất chấp mọi dạng đám mây hình thù như thế nào. Bên cạnh đó, là cần thêm một vài câu ‘mật chú’ bí mật để từ đó ta có thể chuyển hóa những nỗi sợ hãi ngay trong tâm ta, hay những nỗi sợ hãi, tiêu cực trong những người xung quanh ta. Ta cùng khám phá bốn câu ‘mật chú’ này nha.
✨ Đầu tiên, đó là câu ‘mật chú’: Hiến tặng sự có mặt vững chãi của mình.
Món quà quý giá nhất, bạn có thể trao cho một người đang cần sự giúp đỡ, đang cần sự hiểu và thương của bạn, đó là sự có mặt rõ ràng, chân thành và gần gũi. Câu ‘mật chú’ đầu tiên rất đơn giản, đó là: “Bạn ơi, mình đang có mặt ở đây với bạn nè”. Lưu ý: Mối quan hệ trong ví dụ này đang ở trạng thái trung dung, nhưng khi áp dụng vào trường hợp cụ thể, bạn nhớ thay đổi xưng hô cho phù hợp.
Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều người không có quá nhiều thời gian để xây đắp tình yêu thương giữa người với người. Chúng ta quá bận rộn. Ngay cả trong những bữa ăn hằng ngày, chúng ta ngồi chung một bàn nhưng hiếm khi nào có thời gian dành trọn vẹn cho những người cùng ngồi chung bàn với mình, cùng nhìn sâu vào mắt họ, cùng trò chuyện và cùng thiết lập lên những nhịp cầu truyền thông một cách hiệu quả. Thay vì dành thời gian để ngắm nhìn và trò chuyện với những người ăn cùng mình, thì nhiều người chọn cách ăn rất nhanh, hoặc cũng có thể lướt điện thoại, hoặc tâm trí suy nghĩ những việc khác…
Trong cuộc sống hằng ngày cùng với rất nhiều những công việc tất bật, ta hầu như không dành nhiều thời gian để xây đắp tình yêu thương giữa người với người. Khi đi làm cả một ngày, tối về đến nhà năng lượng gần như đã kiệt quệ, ta sẽ ăn nhanh, tắm nhanh, lướt điện thoại một chút rồi đi ngủ. Ta không có thời gian ngồi lại, lắng nghe sâu, nói lời ái ngữ.
Khi ta yêu thương một ai đó, điều tuyệt vời nhất mà ta dành cho họ là hãy tặng cho người ấy sự có mặt của mình. Làm sao ta có thể yêu thương một người nếu ta không có mặt với họ. Sự có mặt này không phải về phương diện vật lý. Có những người ở cạnh bên, nhưng tâm ý không đặt nơi người đó, thì sự hiện hữu này cũng không có giá trị. Ngược lại, dù ở cách xa nhau nhưng bằng sự kết nối về năng lượng, ta vẫn có thể nói cho người ấy biết rằng, “Bạn ơi, mình vẫn đang có mặt tại đây cho bạn và vì bạn”. Ta hiến tặng cho người ta thương sự có mặt của ta và ta không nên quá bận tâm đến những gì đã xảy ra trong quá khứ, cũng không nên lo lắng cho những gì chưa xảy ra trong tương lai. Hãy có mặt trọn vẹn cho người mà ta thương quý. Ta cần nói câu ‘mật chú’ này bằng tất cả lòng thành của mình và nói thường xuyên, thì tự nhiên ta sẽ có một sự chuyển hóa nhất định nào đó.
✨ ‘Mật chú’ thứ hai là ‘mật chú’: Công nhận người thương của mình.
Câu ‘mật chú’ này cũng rất đơn giản: “Bạn ơi, mình thật sự rất hạnh phúc vì sự có mặt của bạn ở bên mình”.
Có mặt là bước đầu tiên và công nhận sự có mặt của người đó bên mình là bước thứ hai. Sự có mặt này không phải chỉ là sự hiện hữu vật lý, mà bạn có thể ở rất xa nhau nhưng bằng sự kết nối về năng lượng, về truyền thông, chúng ta vẫn có thể khẳng định được với người ta thương rằng, mình cảm thấy rất vui vì bạn luôn có mặt bên mình dù bạn có đang hiện hữu cạnh bên hay không.
Do có mặt trọn vẹn nên ta nhận ra sự có mặt của người thương đó của ta là vô cùng quý giá. Ta hãy ôm ấp người thương của mình bằng tất cả lòng thành và chánh niệm. Chắc chắn rằng, khi ta kết nối với nhau bằng những cái ôm trong chánh niệm, với những lời nói chân thành, ta có thể làm cho trái tim của người đó nở hoa. Và thử hãy quan sát, sau một thời gian ta thực hành nói câu ‘mật chú’ thứ hai này một cách rất chân thành và thường xuyên, người đó sẽ nở bung ra như một bông hoa đẹp đẽ và rạng ngời như thế nào.
Hai bản ‘mật chú’ đầu tiên này có thể mang lại sự chuyển hóa và hạnh phúc ngay lập tức, cho dù người bạn thương thật sự có mặt về mặt thể vật lý với bạn ở đó hay không. Bạn cũng có thể gọi điện thoại, gửi email, hoặc cũng có thể nhắm mắt lại và gửi năng lượng đến cho người đó. Đây chính là bước thiền tập đích thực. Và trong bước thiền tập này, có tình thương yêu, có lòng từ bi, có niềm vui và cả sự tự do. Đó là bốn yếu tố của tình thương yêu đích thực theo lời dạy của Đức Phật.
✨ ‘Mật chú’ thứ ba, đó chính là ‘mật chú’: Có thể làm vơi bớt đi sự khổ đau.
Những khi ta quan sát thấy người mình thương đang rất đau khổ, mình có thể nói với họ rằng: “Bạn ơi, mình biết bạn đang đau khổ lắm, vì vậy, mình đang có mặt bên cạnh bạn đây”. Câu này thật sự rất quan trọng. Mặc dù chưa thể giúp được gì cho họ nhưng chỉ bằng sự có mặt rất chân thành của mình cũng có thể làm vơi bớt nỗi đau ở nơi họ rồi. Khi một người đang đau khổ, ai cũng rất cần sự có mặt của những người thương bên cạnh mình. Chính vì vậy, điều mà ta có thể làm là ngay lập tức biểu lộ sự có mặt rất chân thành, trọn vẹn của mình cho người đang đau khổ đó. Mình nói một cách rất nhẹ nhàng, và thường xuyên là: “Bạn ơi, mình biết là bạn đang đau khổ, vì vậy, mình đang có mặt bên cạnh bạn đây”. Mình có thể nắm tay, mình có thể gửi năng lượng, có thể dùng ánh mắt để có thể chuyển tải thêm năng lượng đó cho đối phương. Sự có mặt thật sự là phép màu và việc chúng ta thấu hiểu nỗi khổ, niềm đau của người ta thương cũng là một phép màu. Ta có thể hiến tặng phép màu này bất cứ lúc nào.
✨ ‘Mật chú’ thứ tư chính là ‘mật chú’: Khi ta đang rất đau khổ và ta cần sự giúp đỡ.
Câu ‘mật chú’ đó là: “Bạn ơi, mình đang cảm thấy khổ lắm, xin hãy giúp mình”. Mật chú này sử dụng khi ta đang đau khổ, và ta tin rằng, người mà ta đang thương đó đã làm cho ta đau khổ. Nếu do một người khác làm thì ta đã không đau khổ giống như vậy. Nhưng đây là người ta thương nên khi người ấy có những hành động, lời nói làm tổn thương ta thì ta quyết không muốn tìm đến người đó để xin giúp đỡ. Vì cảm thấy tổn thương, lẫn những cảm giác tự ái, không thể nào hàn gắn được. Nhưng theo giáo lý mà Đức Phật đã dạy, đó không phải là tình yêu đích thực. Vì tình yêu thương đích thực vốn dĩ không được tồn tại sự tự ái. Khi bị người ta thương quý làm cho ta đau khổ, ta cần phải đến gặp và nhờ người đó giúp đỡ. Đây chính là tình yêu đích thực. Đừng để lòng từ ái tạo sự chia rẽ cho cả hai, phải vượt qua được sự tự ái này, phải gặp cho được người đó. Đây chính là mục đích của ‘mật chú’ thứ tư. Đầu tiên hãy thực tập với chính mình trước để cho thân tâm mình thông suốt, đập tan được sự tự ái đang làm cho ta rất khó chịu và ngại ngần, sau đó, ta đi gặp người đang làm cho ta đau khổ và nói câu mật chú: “Bạn ơi, mình đang đau khổ lắm, xin hãy giúp mình”. Và sau đó, bằng tất cả sự chân thành và cầu thị, hãy mở lòng mình cho đối phương biết bạn đang thật sự cảm thấy như thế nào. Và đó là một trong những phương pháp kết nối lại truyền thông rất tốt.
Như vậy, ở bài viết này, Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh đã hướng dẫn chúng ta bốn câu ‘mật chú’. Nghe từ ‘mật chú’ có vẻ lung linh huyền diệu, nhưng sau khi đọc bài viết này rồi, bạn sẽ thấy bốn câu này không có gì là bí mật hay huyền bí cả, nó rất dễ hiểu. Tuy nhiên, những lợi lạc mà bốn câu ‘mật chú’ này mang lại, quả thật là rất nhiệm màu.
Đặc biệt nhất, Sư Ông Làng Mai đã dạy ta phải biết bắt đầu từ chính mình. Nếu ta không không nghĩ về bốn ‘mật chú’ này, không thực hành bốn ‘mật chú’ này đối với những người thương của mình, đối với những người đang làm ta đau khổ hoặc là những người đang cần ta giúp đỡ thì chắc chắn, cộng đồng này không ai kết dính lại được với ai. Nếu một cộng đồng, một tập thể mà mỗi người đều bị co cụm lại, lao vào trong góc phòng tự gặm nhấm nỗi khổ niềm đau thì tập thể đó không thể nào có được loại năng lượng yêu thương chan hòa và nhẹ nhàng được. Một cộng đồng bao gồm rất nhiều con người đau khổ, không thể được giải bày thì đó sẽ là tập thể chứa đầy những năng lượng rất độc hại và nó có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Vì vậy, tất cả chúng ta nên cần thực hành việc kết nối, truyền thông và thực hành bốn ‘mật chú’ này thường xuyên và bằng sự kết nối hết sức chân thành. Dùng tất cả tình yêu thương, lòng thành của mình, ta sẽ xây dựng nên một cộng đồng Bồ đề quyến thuộc đầy hiểu biết và yêu thương nhau. Cộng đồng này có thể là những người có mối quan hệ máu mủ ruột rà như là cha mẹ, anh chị em, vợ chồng,… nhưng cũng có những mối quan hệ hoàn toàn dựa vào tình thương và sự chủ động của chúng ta như là những tập thể đang làm việc, những con người cùng một loại chí hướng, đồng cảm, đồng năng lượng,… Ta hãy cố gắng xây dựng những tập thể cùng nhau hiểu và thương, cùng có những sự kết nối chủ động và đẹp đẽ như vậy.
Gửi niệm lành cho tất cả.
(07.12.2024, QH & MayQ Team)
Chia sẻ bài viết

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Start typing and press Enter to search

Shopping Cart