AN ĐÀI LOAN: KHÔNG GIAN PHẬT GIÁO TẠI PHẬT QUANG SƠN

>
>
AN ĐÀI LOAN: KHÔNG GIAN PHẬT GIÁO TẠI PHẬT QUANG SƠN
Chuyến An Đài Loan có một khởi đầu đáng nhớ tại Phật Quang Sơn

Nhà MayQ cùng với 141 thành viên đang đồng hành cùng nhau trong hành trình An Đài Loan hai hôm nay (13-14/04/2023).

Đúng như tên gọi, “Đến Đài Loan để cảm nhận không gian Phật giáo sâm nghiêm trời đất hiền hoà xứ Đài”, cả đoàn đã được viếng thăm Phật Quang Sơn ngay từ ngày đầu tiên, để hoà mình vào trong để cảm nghiệm nhiều khu vực thờ phụng đặc biệt tại đây với những ấn tượng và cảm xúc đặc biệt. Để rồi, trong khoảnh khắc cuối ngày, cả đoàn đã có một thời cộng hưởng chung cùng nhau, trong những lời Khấn nguyện trợ duyên và Ho’Oponopono với những sự kết nối đầu tiên.

Sau đó, cả đoàn được ghé thăm Đầm Liên Trì và tự do vui chơi dạo chợ đêm. Kết thúc một ngày trong rất nhiều sự hân hoan, vui vẻ, trong chuyến hành trình đến với vùng đất Đài Loan.

Hôm nay, ngày thứ hai, cả đoàn di chuyển về Đài Trung với những sự dẫn duyên vô cùng đặc biệt, lịch trình cũng phải uyển chuyển thay đổi theo, dẫn duyên chúng mình viếng được đền thờ Tam Tạng Pháp Sư Trần Huyền Trang, người có công rất lớn trong việc lặn lội từ Trung Hoa (đời Đường) sang Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh vào cuối thế kỷ thứ VI, cũng như dịch lại nhiều pho kinh giá trị cho hậu thế, trong đó có bản Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh giờ gần như có mặt trong mọi thời kinh theo Đại thừa. Ngài cũng là người có công ghi chép lại đời sống trên đường thỉnh kinh, từ đó góp một phần quan trọng cho hậu thế tái xác định giá trị của vị Phật lịch sử và sự phát triển của Phật giáo một thời kỳ tại Ấn Độ, vốn những tưởng đã bị vùi lấp theo pháp nạn trong gần mười thế kỷ. Hình ảnh của Ngài cũng chính là nguồn gốc cho tác giả Ngô Thừa Ân soạn ra quyển sách bất hủ Tây Du Ký, với nhân vật Tam Tạng đã trở nên vô cùng quen thuộc với người đọc hàng nhiều thế kỷ qua với những bài học đạo – đời sâu sắc.

Sau đó đoàn viếng thăm Văn Võ Miếu (Wen Wu Temple) – nằm ở phía Bắc hồ Nhật Nguyệt, có tượng sư tử đỏ to lớn uy nghi trấn cửa, bên trong Văn Miếu thờ Khổng Tử và hai đồ đệ của ông, là Mạnh Tử (Mencius) và Zihsih, còn Võ Miếu thờ Quan Công và Nhạc Phi – một danh tướng yêu nước thời Tống của Trung Hoa.

Đây cũng là một trong những ngôi đền thiêng liêng mà nhà MayQ đặc biệt có ấn tượng về sự sâm nghiêm và năng lượng lành mà không gian tại đây mang đến.

Tại đây, cả đoàn đã cùng nhau thực hiện Thời cộng hưởng thứ ba của chuyến đi: Tập trung lên tầng thượng của Văn Võ Miếu, đọc thời Khấn nguyện trợ duyên, thiền ánh sáng cùng mặt trời hoàng hôn buông trên Hồ Nhật Nguyệt, kết nối nhau bởi thời thiền Ho’Oponopono và những cái ôm thấm đẫm tình người. Không gian đặc biệt của Văn Võ Miếu kết hợp cùng năng lượng lành tỏa ra từ thời cộng hưởng đã mang đến thật nhiều cảm xúc thiệt thương và xúc động cho cả đoàn. Và tụi mình tin, đây sẽ là khoảnh khắc vô cùng đáng nhớ, cho tất cả mọi người!

Khép lại ngày hai, với hai thời cộng hưởng thật lợi lạc, cả đoàn lại tiếp tục được tự do đi chợ đêm vui chơi. Để rồi ngày mai, cả đoàn sẽ di chuyển về Đài Bắc và có những trải nghiệm hứa hẹn cũng đầy thú vị và đặc biệt.

Gửi niệm lành cho tất cả,

(14.04.2023 – QH & MayQ Team)

Chia sẻ bài viết

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Start typing and press Enter to search

Shopping Cart